Bộ 37 Đề thi GDCD Lớp 8 cuối Kì 1 (Có đáp án)

docx 118 trang minhhoa 11/10/2024 1720
Bạn đang xem 30 trang mẫu của tài liệu "Bộ 37 Đề thi GDCD Lớp 8 cuối Kì 1 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bộ 37 Đề thi GDCD Lớp 8 cuối Kì 1 (Có đáp án)

Bộ 37 Đề thi GDCD Lớp 8 cuối Kì 1 (Có đáp án)
 Bộ 37 Đề thi GDCD Lớp 8 cuối Kì 1 (Có đáp án) - DeThiGDCD.net
 DeThiGDCD.net Bộ 37 Đề thi GDCD Lớp 8 cuối Kì 1 (Có đáp án) - DeThiGDCD.net
 C. Đẩy mạnh khai thác tài nguyên rừng. D. Mở rộng trồng rừng đầu nguồn.
Câu 12. Ngày Môi trường thế giới là ngày nào?
 A. 5/6. B. 30/4. C. 22/4. D. 28/6.
Câu 13. Mục tiêu cá nhân là những kết quả cụ thể mà mỗi người mong muốn đạt được trong
 A. Một khoảng thời gian nhất định. B. Một nhóm người nhất định.
 C. Một gia đình cụ thể.D. Một hoàn cảnh cụ thể.
Câu 14. Phân loại theo thời gian, mục tiêu cá nhân được phân chia thành mục tiêu dài hạn và
 A. Mục tiêu trung hạn.B. Mục tiêu cụ thể.
 C. Mục tiêu ngắn hạn.D. Mục tiêu vô hạn.
Câu 15. Việc áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất nhằm tăng năng suất lao động, 
giảm thời gian lao động nói đến?
 A. Lao động sáng tạo. B. Lao động tự giác. 
 C. Lao động. D. Sáng tạo.
Phần II/ Tự luận: (5,0 điểm)
Câu 1. (1,0 điểm) Vì sao phải bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên?
Câu 2. (2,0 điểm)
 Bạn P học lớp 8A. Bạn P có thân hình khá gầy nên thường bị các bạn trong lớp trêu chọc. Bạn P cảm 
thấy buồn và quyết tâm thay đổi. Bạn P đặt ra mục tiêu sẽ cải thiện sức khoẻ và hình thể của bản thân sau 
sáu tháng. Để đạt được mục tiêu đó, mỗi ngày, bạn P dậy sớm tập thể dục và ăn uống điều độ, đủ chất. Sau 
sáu tháng, cơ thể của bạn P đã phát triển cân đối, mạnh khoẻ hơn. Bạn P cảm thấy tự tin hẳn và suy nghĩ 
rằng sẽ chủ động chia sẻ, hướng dẫn một số bạn khác trong lớp về những gì mình đã làm được.
a) Em hãy cho biết mục tiêu cá nhân mà bạn P đặt ra cho mình là gì và em có nhận xét gì về mục tiêu ấy?
b) Em hãy cho biết việc xác định mục tiêu rõ ràng đã mang lại kết quả như thế nào cho bạn P trong trường 
hợp trên?
Câu 3 (2,0 điểm)
 H là bạn thân của T, H biết T dạo gần đây bỏ bê học tập, có lần còn bỏ tiết đi chơi nhưng H vẫn coi 
như không biết gì. Khi cô giáo chủ nhiệm hỏi về tình hình của T, H đã trả lời: “Em không biết ạ!"
a) Em hãy nhận xét về hành vi của H trong tình huống trên. Nếu em là H, em sẽ làm gì?
b) Theo em, học sinh cần làm gì để bảo vệ lẽ phải? Kể một số việc em đã làm để bảo vệ lẽ phải?
 DeThiGDCD.net Bộ 37 Đề thi GDCD Lớp 8 cuối Kì 1 (Có đáp án) - DeThiGDCD.net
 ĐỀ SỐ 2
 PHÒNG GDĐT QUẾ SƠN KIỂM TRA CUỐI KỲ I NĂM HỌC 2023-2024
 TRƯỜNG THCS QUẾ MINH Môn: GDCD – Lớp 8
 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề)
 ĐỀ CHÍNH THỨC
I/ TRẮC NGHIỆM: (5 điểm) 
Chọn phương án trả lời đúng nhất (A, B, C hoặc D) cho các câu sau rồi ghi vào giấy làm bài: 
Câu 1. Những món quà quyên góp của người dân đến đồng bào miền Trung chịu thiệt hại về bão lũ là xuất 
phát từ truyền thống nào sau đây?
 A. Đoàn kết, dũng cảm. B. Cần cù lao động.
 C. Tương thân, tương ái. D. Yêu nước chống ngoại xâm.
Câu 2. Việc làm nào dưới đây thể hiện công dân biết tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc?
 A. Phân biệt văn hóa các dân tộc. B. Xúc phạm văn hóa dân tộc khác. 
 C. Chà đạp truyền thống dân tộc khác. D. Tìm hiểu văn hóa các dân tộc. 
Câu 3. Hành động nào sau đây là không biết bảo vệ môi trường?
 A. Phân loại rác, đổ rác đúng nơi quy định. B. Sử dụng nhiều than đá để đun nấu.
 C. Sử dụng túi giấy, vải thay cho sử dụng túi nilong. D. Trồng cây xanh.
Câu 4. Bảo vệ lẽ phải góp phần đẩy lùi:
 A. Cái đúng.B. Cái sai. C. Sự thật.D. Chính nghĩa
Câu 5. Đâu là biểu hiện của lao động cần cù, sáng tạo?
 A. Luôn thay đổi cách làm để có nhiều sản phẩm nhưng chất lượng không đảm bảo.
 B. Không tuân thủ đúng quy trình sản xuất.
 C. Làm việc hết mình, luôn tìm tòi, cải tiến nâng cao chất lượng công việc.
 D. Chỉ làm cho xong việc mà mình được giao.
Câu 6. Công nhận ủng hộ, tuân theo và bảo vệ những điều đúng đắn; biết điều chỉnh suy nghĩ, hành vi của 
mình theo hướng tích cực; không chấp nhận và làm những việc sai trái được gọi là:
 A. Tiết kiệm. B. Lẽ phải. C. Bảo vệ lẽ phải. D. Khiêm tốn.
Câu 7. Lẽ phải là gì?
 A. Là những điều được coi là đúng đắn.
 B. Là những điều được coi là phù hợp.
 C. Là những lợi ích chung của xã hội.
 D. Là những điều được coi là đúng đắn, phù hợp với đạo lý và lợi ích của xã hội. 
Câu 8. Tiết kiệm được một khoản tiền tiêu vặt thuộc loại mục tiêu cá nhân nào?
 A. Học tập và nghề nghiệp. B. Sức khỏe. C. Tài chính. D. Cống hiến xã hội.
Câu 9. Khi phát hiện thấy một nhà máy xả thải trực tiếp ra môi trường em cần báo với ai?
 A. Chính quyền địa phương. B. Trưởng thôn.
 C. Thầy, cô giáo và bạn bè. D. Gia đình.
Câu 10. Em có thể làm gì trong cuộc sống để góp phần bảo vệ môi trường?
 A. Sử dụng thoải mái điện nước.
 B. Trồng thêm và chăm sóc cây xanh ở khu vực mình sinh sống.
 C. Khai thác cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên.
 D. Sử dụng thuốc diệt cỏ thường xuyên để khỏi phải cắt cỏ.
Câu 11. Nội dung nào dưới đây không thể hiện mục tiêu cá nhân?
 A. Cải thiện kỹ năng thuyết trình trước lớp. 
 B. Luôn bằng lòng với cuộc sống hiện tại.
 C. Lập kế hoạch rèn kỹ năng nghe tiếng Anh. 
 DeThiGDCD.net Bộ 37 Đề thi GDCD Lớp 8 cuối Kì 1 (Có đáp án) - DeThiGDCD.net
 PHÒNG GD&ĐT QUẾ SƠN HƯỚNG DẪN CHẤM
 TRƯỜNG THCS QUẾ MINH KIỂM TRA CUỐI KỲ I NĂM HỌC 2023-2024
 Môn: GDCD - Lớp 8
I/ TRẮC NGHIỆM: (5 điểm) Mỗi câu đúng được 0,33 điểm
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15
Đáp án C D B B C C D C A B B D B A C
II. TỰ LUẬN: (5 điểm)
 Câu hỏi Nội dung Điểm
 a) Những việc cần làm để bảo vệ lẽ phải:
 HS trả lời đc 1 ý (0,25 điểm), 2 ý (0,5 điểm), 3 ý (1.0 điểm)
 Câu 1
 - Tôn trọng, công nhận, ủng hộ, tuân theo và bảo vệ những điều đúng đắn. 1,0
 (1điểm)
 - Biết điều chỉnh hành vi suy nghĩ của mình theo hướng tích cực.
 - Phê phán, đấu tranh với những hành vi sai trái, không hợp lẽ phải.
 a)
 - Mục tiêu cá nhân mà bạn P đặt ra là: Cải thiện sức khoẻ và hình thể của bản thân sau 0,5
 sáu tháng.
 - Nhận xét: Bạn P đã biết đặt ra cho mình mục tiêu cá nhân cụ thể, phù hợp, giúp hoàn 0,5
 thiện bản thân, phấn đấu hướng đến mục đích cao đẹp.
 Câu 2
 b) Việc xác định mục tiêu rõ ràng đã mang lại kết quả cho P: Vì xác định được mục 
 (2,0 
 tiêu rõ ràng nên đã giúp P có động lực trong cuộc sống, phấn đấu đạt được mục tiêu đặt 1,0
 điểm)
 ra. Và để đạt được mục tiêu đó, mỗi ngày, P dậy sớm tập thể dục và ăn uống điều độ, đủ 
 chất. Sau sáu tháng, cơ thể của bạn P đã phát triển cân đối, mạnh khoẻ hơn, cảm thấy tự 
 tin hẳn. 
 (Chú ý: HS giải thích cách khác có ý đúng, đảm bảo kiến thức đã học vẫn cho điểm tối 
 đa)
 a) Nhận xét: 
 - H biết T bỏ bê học tập, trốn học đi chơi, nhưng H vẫn bao che, che giấu những khuyết 0,5
 điểm ấy. Hành vi của H là sai trái. 
 - Hành vi này cho thấy H chưa biết tôn trọng và bảo vệ sự thật. Chúng ta không nên học 
 theo hành động của H.
 - Nếu em là H em sẽ báo với cô giáo chủ nhiệm và ba mẹ T về tình hình học tập của T 0,5
 để gia đình cùng nhà trường có những biện pháp kịp thời giúp T học tập chăm chỉ hơn.
 Câu 3
 b) Để bảo vệ lẽ phải học sinh cần: 
 (2,0 
 - HS cần thực hiện được việc bảo vệ lẽ phải bằng lời nói và hành động cụ thể, phù hợp 
 điểm)
 với lứa tuổi; 0,5
 - Khích lệ, động viên bạn bè có thái độ, hành vi bảo vệ lẽ phải, phê phán thái độ, hành 
 vi không bảo vệ lẽ phải
 - HS nêu được ít nhất 2 việc đã làm biết tôn trọng lẽ phải:
 + Tố giác việc bạn ngồi bên cạnh sử dụng tài liệu trong giờ kiểm tra. 0,5
 + Tuân thủ luật lệ về an toàn giao thông.
 (Chú ý: HS nêu có ý đúng, đảm bảo kiến thức đã học vẫn cho điểm)
 DeThiGDCD.net Bộ 37 Đề thi GDCD Lớp 8 cuối Kì 1 (Có đáp án) - DeThiGDCD.net
Câu 8. Pizza, hoa loa kèn, tháp nghiêng, họa sĩ Leonardo Da Vinci là những biểu trưng của quốc gia nào?
A. Pháp. B. Bỉ. C. Italia. D. Nga.
Câu 9. Ý nào sau đây đúng?
A. Tôn trọng sự đa dạng của các quốc gia giúp chúng ta có thêm nhiều nguồn lợi về kinh tế.
B. Chỉ các nước có sự phát triển vượt bậc mới có nền văn hóa đa dạng.
C. Chỉ nên tôn trọng các quốc gia có các chiến công lừng lẫy.
D. Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới là tôn trọng tính cách, truyền 
thống, phong tục tập quán, của các dân tộc.
Câu 10. Điền từ còn thiếu vào chỗ trống: “Mỗi dân tộc đều có những nét riêng về, truyền thống, 
, tập quán, ngôn ngữ. Đó là những .. của nhân loại cần được tôn trọng và kế thừa”?
A. Tính cách/ phong tục/ vốn quý. B. Tính cách/ tập quán/ tài sản.
C. Tình cảm/ tập quán/ vốn quý. D. Tình cảm/ giọng nói/ tài sản.
Câu 11. Điền vào chỗ trống từ ngữ thích hợp: “Cần cù và siêng năng trong lao động chính là 
tốt đẹp từ bao đời nay của mọi tầng lớp nhân dân Việt Nam”.
A. Vốn quý. B. Tính chất. C. Tài sản. D. Phẩm chất.
Câu 12. Vì sao chúng ta cần phải sáng tạo trong lao động?
A. Sẽ không có thêm nghiên cứu nào. 
B. Không có ứng dụng nào ra đời.
C. Bị thua thiệt trên các hội thảo về phát minh sáng tạo.
D. Sẽ bị tụt hậu, chậm phát triển.
Câu 13. “Những du học sinh Việt Nam tại nước ngoài, mỗi dịp tết đến xuân về lại cố gắng tìm các 
nguyên liệu như gạo nếp, lá dong, đỗ xanh, để gói những chiếc bánh chưng hòa chung với không khí 
tết Nguyên Đán cùng nhân dân cả nước”. Hành động nào của các bạn thể hiện lòng tự hào truyền 
thống dân tộc?
A. Gói bánh chưng đón Tết cổ truyền. 
B. Thể hiện lòng yêu nước khi ở nước ngoài.
C. Nhớ về quê hương đất nước. 
D. Tìm mua các nguyên liệu như lá nếp, mè đen.
Câu 14. Theo em, vì sao hiện nay sự cần thiết của việc lưu giữ nét đẹp truyền thống lại được nhắc đến 
nhiều hơn?
A. Vì đó là giá trị dân tộc quý báu được truyền lại từ khi ông cha ta dựng nước, trải qua muôn vàn thăng 
trầm nó vẫn cần được phát huy và bảo tồn.
B. Hiện nay nước ta đang tiến đến hội nhập sâu rộng, việc lưu giữ nét đẹp truyền thống là sức mạnh, bản sắc 
riêng của nước Việt Nam ta trên trường quốc tế.
C. Vì các nét đẹp truyền thống tồn tại cùng sự phát triển đất nước nên việc lưu giữ chúng là rất cần thiết.
D. Vì nó là vốn quý của dân tộc cần cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. 
Câu 15. Vì sao chúng ta nên tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc?
A. Vì tôn trọng sự đa dạng của các quốc gia dân tộc thể hiện chúng ta là một người văn minh.
B. Vì tôn trọng là phép lịch sự tối thiểu của mỗi người.
C. Vì biết đâu chúng ta có thể học hỏi thêm được từ những sự đa dạng đó.
D. Vì tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới tạo cơ hội cho chúng ta có thêm 
hiểu biết, tiếp thu được các tinh hóa văn hóa từ các dân tộc khác.
 DeThiGDCD.net

File đính kèm:

  • docxbo_37_de_thi_gdcd_lop_8_cuoi_ki_1_co_dap_an.docx